Thứ Tư, 14 tháng 1, 2009

New Year food – Ẩm thực Năm mới

 
 

Sự thích thú, niềm hạnh phúc, không khí lãng mạn và những niềm đam mê dường như đã tạo cho năm mới (New Year) trở thành một thời khắc đặc biệt. Mời các bạn cùng Global Education vòng quanh các nước để cùng tìm hiểu các món ăn đặc biệt trong ngày đầu năm mới này.


 

Năm mới 2009 đang đến gần và đây là khoảng thời gian để bạn chuẩn bị những món ăn để chúc mừng năm mới. Mỗi quốc gia đều có những món ăn đặc trưng (special food) trong đêm giao thừa (New Year eve) và ngày đầu năm mới (New Year's Day) với hi vọng là sự may mắn, sự sung túc và thành công trong năm này. Năm mới đến cũng là cơ hội để bạn thêm gia vị vào công thức của mình bằng các món ăn truyền thống trong dịp năm mới (Traditional New Year food) trên toàn thế giới. Những món ăn đầu năm mới đều được tin rằng sẽ mang lại những may mắn khi thưởng thức và khi hương vị món ăn càng ngon thì dường như sự may mắn sẽ đến với bạn nhiều hơn trong năm đó. Hi vọng những món ăn, hương vị, công thức và cả những truyền thống trong món ăn đầu năm của các nước sẽ đưa lại cho các bạn một dư vị ngọt ngào

Ở nước Mỹ, người miền Nam có quan niệm rằng bữa ăn đầu năm thiếu thốn thì cả năm bạn sẽ no đủ - "Eat poor on New Year's, eat fat the rest of the year". Vì thế bữa tiệc truyền thống đầu năm của những người dân Bắc Mỹ chỉ với thịt dăm bông, đậu Hà lan (black-eyed peas) và rau xanh (collard green). Đậu Hà lan và rau xanh được xem là những món mang ý nghĩa may mắn cho bữa ăn. Đậu Hà Lan tượng trưng cho sự sung túc, giàu có bởi vì những hạt đậu có hình dáng giống những đồng tiền, thêm vào đó, những hạt đậu sẽ nở ra khi nấu chín biểu trưng cho sự phồn thịnh. Còn rau xanh tượng trưng cho sự may mắn bởi vì màu sắc của thức ăn này giống màu của tiền (money) và giấy bạc (greenbacks).

Thế nhưng ở nước Nhật lại mang một truyền thống rất đặc trưng khác hẳn ở Mỹ, người Nhật tổ chức năm mới với phong cách rất hoành tráng, việc tổ chức diễn ra từ ngày 01 tháng 03 (1st January) đến ngày 03 tháng 03 (3rd January). Người Nhật bản quan niệm rằng năm mới là thời gian để thư giãn và nghỉ ngơi.

 

Những này lễ năm mới được tổ chức linh đình với những bữa ăn ngon, những bữa tiệc chia tay năm cũ (bonenkai party) và đi thăm các đền thờ Phật (Buddist
Temple) để dâng hiến thức ăn cho các vị thánh và chúa trời. Thức ăn dành cho cả 3 ngày nghỉ lễ nên đồ ăn phải chuẩn bị cho làm sao không bị đông lạnh, có thể hâm nóng lại được.

Chiếc bánh gạo lớn (omochi) được dâng cho thần thánh và chúa trời và sau đó được phân chia cho các thành viên trong gia đình để nhận lấy sự may mắn trong năm. Người Nhật có thể tự làm bánh gạo hoặc mua tại các cửa hàng thực phẩm.

 

Vì mỗi quốc gia có một nét truyền thống văn hóa khác nhau nên năm mới cũng là cơ hội để bạn cùng tìm hiểu các nét văn hóa đặc trưng, đặc biệt là ẩm thực. Ở Việt Nam, ẩm thực năm mới có những nét đặc trưng gì? Mời các bạn sẽ cùng Global Education tìm hiểu vào dịp Tết âm lịch (Lunar New Year) năm nay nhé!

Thứ Ba, 13 tháng 1, 2009

Đầu năm 2009, nói chuyện Người Thầy: Điều gì tạo nên hình ảnh đẹp của một giáo viên giỏi?

Vâng, ai cũng có thể trả lời câu hỏi trên đây, với nhiều góc độ khác nhau.

Hôm nay, 05-01-2009, tôi vừa vào trang chủ của website GIAOVIEN.NET thấy ngay một tiêu đề "Điều gì tạo nên một giáo viên giỏi ?" (thuộc một trong những bài viết mới nhất và nổi bật nhất của website này). Hứng thú đọc liền, đọc hết bài và những lời bình kèm theo, tôi càng bị cuốn hút.

Nhiều ý kiến trong đó khiến tôi không chỉ thấm thía, còn xúc động vì các tác giả đã nói lên những ý nghĩ không chỉ khơi dậy từ khối óc, còn phát tiết từ con tim. Trong đó, tôi thích nhất, cảm kích nhất bởi ý kiến của tác giả Fatoumata (Chad), rằng "Để trở thành một giáo viên giỏi, bạn không chỉ dạy học trò mà còn phải biết học từ chúng".

Với tôi, đó là một ý tưởng sáng giá - ý tưởng vàng - được tác giả biểu đạt súc tích, giản dị mà vô cùng thâm thúy. Nó phác họa hình ảnh cao đẹp về tấm lòng và trí khôn của một người THẦY thực sự giỏi về nhận thức, tốt về tâm hồn.

Tự thấy rằng, là một nhà giáo, tôi sẽ rất thiếu sót nếu bỏ qua diễn đàn này và thờ ơ với những ý tưởng mà các bạn đã sẻ chia. Vậy xin có đôi lời góp thêm xung quanh vấn đề đó.

Qua thực tế quãng đời 40-50 năm dạy học của nhiều bậc thầy mà tôi đã được thụ giáo, tôi rút tỉa được vài điều sau đây :

1. Khi giảng bài, người thầy giỏi không tự biến mình thành cái loa phát thanh của sách giáo khoa. Trái lại, họ là người làm "xanh" những trang giáo trình bằng các "cây đời" - minh họa sống động bằng các hình tượng thực tế. Họ làm phong phú những gì ngoài trang sách. Họ đi vào những chiều sâu mà trang sách không nói tới hoặc chỉ nói sơ sài. Họ cũng khêu gợi để học trò biết lật ngược vấn đề và biện luận phải trái.

2. Khi giáo huấn, người thầy giỏi không phải là người "đứng trên đầu" của học trò. Họ không tự coi mình là một tháp ngà trí tuệ hay một đỉnh cao nhận thức. Trái lại, họ luôn coi trọng chủ kiến của học trò và khích lệ trò tìm luận cứ để bảo vệ chủ kiến. Đồng thời, họ còn biết "ghé vai" để làm điểm tựa cho trò bước lên đài nhận thức, làm "bà đỡ" cho trò sản sinh những ý tưởng đặc sắc và làm nên những kết quả sáng tạo.

3. Khi giao tiếp ở trên lớp và cả ngoài đời, người thầy giỏi vừa là người thầy tốt luôn đặt sự tôn trọng nhân cách của học trò lên hàng đầu. Trước những sơ sót (thậm chí sai lầm tệ hại) của học trò, họ không bao giờ dùng lời lẽ xúc phạm hoặc thái độ khinh rẽ. Trái lại, họ luôn lấy những gương sáng của học trò ngoan để thuyết phục học trò chưa ngoan, cũng thầm lặng lấy nhân cách của chính mình để cảm hóa học trò. Nhiều bậc thầy tự nhủ lòng với quan niệm : Không có học trò kém, chỉ có người thầy dở.

oOo

Như một lời kết, tự tôi rút ra ba bài học sau đây từ những người Thầy vĩ đại trên giảng đường cũng như trong cuộc sống thường nhật. Đó cũng là ba phẩm chất nổi bật của các THẦY GIÁO GIỎI :

Một là, họ biết tự học hỏi thường xuyên.

Hai là, họ biết tự sáng tạo không ngừng.

Ba là, họ biết tự điều chỉnh kịp thời những sai sót về cách giảng dạy cũng như cách ứng xử.

Luc si binh va lam